Tìm kiếm tin tức
danh mục
Thông tin cần biết
Liên kết
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Nhân Ngày Tránh thai Thế giới 2024 - Những khó khăn trong việc đáp ứng dịch vụ KHHGĐ
Ngày cập nhật 02/10/2024

   Ngày tránh thai thế giới có ý nghĩa như một chiến dịch toàn cầu, khơi dậy trách nhiệm của giới trẻ trong việc quan hệ tình dục an toàn và chủ động tránh thai, đồng thời khuyến khích tất cả mọi người đều có thể chủ động để hạn chế mang thai ngoài ý muốn, bảo vệ sức khỏe phụ nữ, bảo vệ hạnh phúc gia đình và vì sức khỏe cộng đồng. Ngày tránh thai thế giới năm 2024 vơi Chủ đề: “Giới trẻ hãy có trách nhiệm trong việc quan hệ tình dục an toàn và chủ động tránh thai vì hạnh phúc của chính mình, vì tương lai của đất nước”. 

    Phỏng vấn Chi cục Trưởng Chi cục Dân số tỉnh Thừa Thiên Huế những khó khăn hiện nay.

Câu hỏi: Nhân sự kiện Ngày tránh thai thế giới 26/9, xin ông cho biết việc thực hiện và tuyên truyền các biện pháp tránh thai hiệu quả tại tỉnh ta thời gian qua như thế nào?

Trả lời:

Thừa Thiên Huế là một trong 33 tỉnh thành có mức sinh cao, vì vậy ngay từ đầu năm Sở Y tế đã ban hành kế hoạch triển khai thực hiện công tác truyền thông, giáo dục về dân số trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2024. Đó là, tiếp tục triển khai thực hiện các nội dung, thông điệp truyền thông, vận động về giảm sinh và giảm nhanh tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên nhằm đạt mức sinh thay thế trên toàn tỉnh vào năm 2030. Tập trung vận động không kết hôn và sinh con quá sớm, không tảo hôn, không sinh quá dày và không sinh nhiều con, không sinh con lần đầu muộn sau 30 tuổi và lần 2 sau 35 tuổi. Chú trọng truyền thông về lợi ích của kế hoạch hóa gia đình, các biện pháp tránh thai, quy mô gia đình nhỏ và lợi ích của việc sinh ít con gắn liền với nuôi dạy con tốt, cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân. Thừa Thiên Huế vẫn tiếp tục thông điệp: “Dừng ở hai để nuôi dạy cho tốt”.

 

2, Theo ông Ngày tránh thai thế giới năm 2024 có ý nghĩa như thế nào?

Trả lời:

Ngày tránh thai thế giới năm 2024 vơi Chủ đề: “Giới trẻ hãy có trách nhiệm trong việc quan hệ tình dục an toàn và chủ động tránh thai vì hạnh phúc của chính mình, vì tương lai của đất nước”.

   Đây là một nội dung quan trong trong việc chăm sóc sức khoẻ sinh sản vị thành niên, thanh niên. Với dân số VTN/TN chiếm gần 25% tổng dân số cùng với địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế có gần 50.000 học sinh, sinh viên đang theo học tại các trường cao đẳng, đại học. Hơn nữa tình trạng tảo hôn, mang thai sớm, mang thai ngoài ý muốn, nạo phá thai và sinh sớm ở tuổi vị thành niên vẫn còn diễn ra thì đây là một chủ đề phù hợp và quan trong nhằm kêu gọi cộng đồng, nhà trường, gia đình và xã hội cùng chung tay để giúp thế hệ trẻ trong việc quan hệ tình dục an toàn và tình dục có trách nhiệm.

   Công tác tuyên truyền các biện pháp tránh thai trong trường học và Đại học, Cao Đẳng trong thời gian qua còn gặp một số khó khăn trong cung cấp thông tin về tránh thai để giúp các em tiếp cận đầy đủ kiến thức. Hướng tới, chúng tôi sẽ phối hợp với các trường, trang bị chuyên sâu cho giáo viên trong lĩnh vực này để khi đứng lớp giáo viên vừa dạy chuyên môn, sinh hoạt vừa lồng ghép nội dung giáo dục giới tính, tình dục cũng như hướng dẫn sử dung các biện pháp tránh thai trong trường học để các em có ý thức, chủ động bảo vệ mình hơn.

   Mặt khác, Thừa Thiên Huế là một tỉnh, dân số trung bình đến 01/7/2024 (dự ước) là  1.172.613 người; có 09 huyện, thị xã, thành phố và 141 xã, phường, thị trấn; số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ khoảng 318,9 nghìn người. Thừa Thiên Huế là một trong 33 tỉnh có mức sinh cao của cả nước, tổng tỷ suất sinh của tỉnh năm 2023 là 2,22 con/1 phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (Theo Tổng cục Thống kê); số trẻ em được sinh ra mỗi năm khoảng 14 nghìn trẻ, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên trong những năm gần đây cao, luôn ở mức trên 15%. Có khoảng 104,8 nghìn phụ nữ có chồng đang sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại, trong đó khoảng 6,9 nghìn phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ sử dụng các biện pháp tránh thai lâm sàng mới mỗi năm. Hiện nay trên địa bàn tỉnh, số cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ chưa sử dụng biện pháp tránh thai hàng năm vẫn còn cao ở khoảng trên 65 nghìn cặp; là tỉnh mức sinh cao, số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ lớn nên tạo nhiều áp lực trong thực hiện mục tiêu giảm sinh hàng năm. 

   Khó khăn hiện nay trong việc đáp ứng dịch vụ KHHGĐ là tư tưởng muốn đông con, có con trai nối dõi tông đường, nam giới chưa cộng đồng trách nhiệm và chia sẻ với nữ giới trong lĩnh vực KHHGĐ. Việc xã hội hoá BPTT khó khăn do muốn miễn phí. Tỷ lệ sinh mổ cao nên khó thực hiện đặt DCTC tại tuyến xã. Người dân muốn cán bộ dịch vụ tuyến trên về hỗ trợ. Nhiều địa phương, nữ đi làm tại nhà máy, xí nghiệp nên không tiếp cận được dịch vụ vào ngày làm việc. Mặc khác PTTT, đặc biệt thuốc tiêm tránh thai khan hiếm cũng là một lý do.

   Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu phương tiện tránh thai cần xã hội hoá mạnh mẽ hơn nữa và mỗi cặp vợ chồng cấn chủ động lựa chọn biện pháp tránh thai phù hợp. Quan tâm đến truyền thông và cung cấp dịch vụ SKSS/KHHGĐ cho nhóm VTN/TN.

3. Nhân sự kiện Ngày tránh thai thế giới, Chi cục Dân số có kế hoạch, triển khai những hoạt động, nội dung tuyên truyền nào?

  Trả lời

   Nhân sự kiện Ngày tránh thai thế giới, Sở Y tế và Chi cục Dân số đã ban hành kế hoạch và công văn để phối hợp với các ban ngành đoàn thể và chỉ đạo các Trung tâm Y tế huyện tổ chức các hoạt động truyền thông theo Chủ đề: “Giới trẻ hãy có trách nhiệm trong việc quan hệ tình dục an toàn và chủ động tránh thai vì hạnh phúc của chính mình, vì tương lai của đất nước”. Tập trung các hoạt động truyền thông tại các Trường học, tổ chức đoàn thanh niên CSHCM về giáo dục sức khoẻ sinh sản, giáo dục tình dục cho vị thành niên, thanh niên. Tổ chức tư vấn và khám sức khoẻ tiền hôn nhân cho các cặp vợ chồng chuẩn bị kết hôn. Ngoài ra, các Trung tâm Y tế tổ chức chiến dịch truyền thông lồng ghép dịch vụ KHHGĐ nhằm cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản/KHHGĐ cho người dân tại các xã, phường, thị trấn.

 

 

 

 

Đăng Tâm - CCDS
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thông điệp