Tìm kiếm tin tức
danh mục
Thông tin cần biết
Liên kết
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Hưởng ứng Ngày Quốc tế Người cao tuổi (01/10) năm 2024 với chủ đề “Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi là trách nhiệm của mỗi cá nhân, gia đình và toàn xã hội”.
Ngày cập nhật 30/09/2024

Người cao tuổi là lớp người luôn có vai trò, vị trí quan trọng trong gia đình và xã hội. Họ không chỉ là người chỉ đường, dẫn dắt thế hệ sau mà còn là tấm gương sáng về phẩm chất đạo đức và nỗ lực đóng góp không ngừng nghỉ cho cộng đồng trong mọi mặt trong đó có công tác về Dân số và phát triển.

Việt Nam là một trong những nước có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới. Người dân Việt Nam có tuổi thọ tương đối cao nếu so với các quốc gia có cùng mức sống, tuy nhiên lại có số năm sống với bệnh tật nhiều. Năm 2023, tuổi thọ trung bình của dân số cả nước là 73,7 tuổi tuy nhiên số năm sống khỏe mạnh tính từ lúc sinh mới chỉ đạt 65 năm, như vậy người dân Việt Nam có gần 10 năm sống với gánh nặng bệnh tật. Trước thực trạng đó, gia đình và xã hội cần tiếp tục chú trọng chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.

Tỷ lệ người cao tuổi chiếm trên 10% dân số gọi là già hoá dân số. Theo Tổng điều tra Dân số và nhà ở thời điểm 01/4/2009, tỉnh Thừa Thiên Huế đã chính thức già hoá, tỷ lệ người từ 60 tuổi trở lên là 10,3%. Và hiện nay người cao tuổi chiếm tỷ lệ 15,9% dân số. Như vậy, ngoại trừ  A Lưới (9,3%) thì 8/9 huyện, thị xã, thành phố cùng với tỉnh đang ở giai đoạn già hoá dân số.

Trước tình hình già hoá dân số, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 20/KH-UBND ngày 20/01/2021 về việc triển khai thực hiện Chương trình Chăm sóc sức khỏe NCT của tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030 với mục tiêu chăm sóc và nâng cao sức khỏe người cao tuổi bảo

đảm thích ứng với già hóa dân số, góp phần thực hiện thành công Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030 của tỉnh Thừa Thiên Huế.

Trong đó, các sở, ban, ngành đoàn thể và Ban đại diện Hội NCT các cấp tuỳ theo chức năng nhiệm vụ của mình đều có các giải pháp để thực hiện công tác chăm sóc sức khoẻ Người cao tuổi. Các cơ sở chăm sóc NCT, cơ sở y tế, toàn bộ mạng lưới y tế, dân số; cán bộ, thành viên các ngành, đoàn thể từ tỉnh tới cơ sở, bao gồm cả NCT và hội viên Hội NCT tham gia thực hiện các hoạt động của chương trình theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

Đặc biệt, tại Nội dung 2, DA 7 về CTMTQG phát triển kinh tế xã hội mièn núi và đồng bào dân tộc thiểu số có nội dung chăm sóc sức khoẻ NCT tại các vùng khó khăn. Người cao tuổi được truyền thông, tư vấn chăm sóc sức khỏe thông qua các buổi nói chuyện chuyên đề, sinh hoạt câu lạc bộ. Tỷ lệ NCT được khám sức khỏe định kỳ ít nhất 01 năm/ 01 lần năm 2023, chiếm tỷ lệ 86,7% NCT toàn tỉnh.

Thạc sĩ. BS CKII Phan Đăng Tâm giám sát, hỗ trợ hoạt động chăm sóc SK NCT

Mặc dù rất nỗ lực và cố gắng nhưng phải nhìn nhận công tác chăm sóc NCT vẫn còn gặp nhiều khó khan như: Xu hướng mô hình gia đình ở Việt Nam đang thay đổi từ gia đình truyền thống sang gia đình hạt nhân. Di cư trẻ cũng phá vỡ cấu trúc gia đình. Việc NCT phải sống một mình là rất bất lợi đối với NCT. Tỷ lệ NCT không có bảo hiểm xã hội còn cao, chiếm gần 70%. Tuổi thọ cao nhưng số năm sống khoẻ thấp. NCT thường mắc các bệnh mạn tính như: ĐTĐ, THA, thoái hóa khớp, K, đột quỵ… cần nhiều thời gian điều trị hay thậm chí phải điều trị suốt đời. Bệnh lý ở NCT có tính chất mạn tính, khó hồi phục và có nhiều bệnh thực thể kèm theo (Trung bình 1 NCT mắc 3 bệnh), khó có khả năng tự chăm sóc, phải lệ thuộc vào người nhà hoặc nhân viên y tế. NCT sử dụng đến 50% tổng lượng thuốc, do đó chi phí y tế cho người già cao gấp 7 - 10 lần so với người trẻ tuổi. Nguồn nhân lực về lão khoa còn thiếu. Lão khoa chưa được lồng ghép đầy đủ trong chương trình đào tạo y tế, các TTYT chưa có khoa lão khoa riêng...

     Hưởng ứng Ngày Quốc tế người cao tuổi (1/10) và Tháng hành động Quốc gia về người cao tuổi Việt Nam (tháng 10 năm 2024) với chủ đề là “Chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi là trách nhiệm của là của mỗi cá nhân, gia đình và xã hội” thể hiện tính ưu việt, nhân văn sâu sắc, truyền thống nước nhớ nguồn của đảng, nhà nước và nhân dân ta. Việc chăm sóc sức khoẻ Người cao tuổi không chỉ là trách nhiệm của ngành y tế cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị.

Vì vậy, để thực hiện tốt hơn vấn đề quan tâm, chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi, đối với Chi cục Dân số sẽ tiếp tục thực hiện, rà soát và tham mưu Sở Y tế trình UBND tỉnh điều chỉnh các chính sách liên quan để đảm bảo quy mô dân số hợp lý, kéo dài thời gian già hoá và cơ cấu dân số vàng của tỉnh nhà. Tăng cường truyền thông vận động và tuyên truyền về già hóa dân số cần mạnh mẽ hơn nữa để nâng cao nhận thức của các cấp lãnh đạo Đảng, chính quyền và các ban, ngành, đoàn thể, xã hội, người dân về phát huy vai trò NCT, nâng cao chất lượng cuộc sống, nghĩa vụ và trách nhiệm đối với NCT. Các cấp, các ngành, các cơ quan truyền thông cần tăng cường tuyên truyền, giáo dục về các chính sách cho NCT, đặc biệt các hình thức tư vấn và chăm sóc NCT dựa vào cộng đồng./.

Thông điệp truyền thông:

1. Quan tâm chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi - chủ động thích ứng với già hóa dân số.

2. Chăm sóc, phụng dưỡng người cao tuổi là truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

3. Gia đình và xã hội hãy quan tâm chăm sóc, phụng dưỡng để người cao tuổi có cuộc sống vui tươi, hạnh phúc.

4. Vì một cộng đồng khỏe mạnh, cùng chung tay chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.

5. Hãy xây dựng cộng đồng khỏe mạnh, nơi người cao tuổi luôn được yêu thương và chăm sóc.

6. Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi không chỉ là trách nhiệm của bản thân mà còn là trách nhiệm của gia đình và cộng đồng.

Một số hình ảnh về hoạt động truyền thông và chăm sóc SK NCT trong thời gian qua:

 

Nguyễn Hà - CCDS
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thông điệp