Tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống và hôn nhân cận huyết thống giảm mạnh
Ngày cập nhật 17/12/2024

   Tảo hôn – hôn nhân cận huyết thống là một thực trạng đã và đang xảy ra tại các địa phương trên địa bàn tỉnh TT Huế, trong đó đặc biệt là các địa bàn vùng cao, vùng sâu vùng xa. Thời gian qua, với sự nỗ lực của ngành y tế, Ban Dân tộc đã giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trên địa bàn các huyện miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế.

 

   Trong nhiều năm qua, thực trạng thực hiện Luật hôn nhân và gia đình cho thấy tình trạng kết hôn sớm (tảo hôn)  có dấu hiệu gia tăng trở lại trên địa bàn toàn tỉnh nói chung. Tình trạng tảo hôn không chỉ xảy ra ở các huyện A Lưới , Nam Đông mà còn xảy ra ở các địa phương ở vùng đồng bằng với số trường hợp tảo hôn cao.

   Trước tình hình nói trên, nhằm thực hiện Kế hoạch số 168 /KH-UBND ngày 28 tháng 4 năm 2021 của Ủy ban Nhân dân tỉnh về thực hiện Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu sô giai đoạn 2021-2025” (giai đoạn II).  Trong đó,  Sở Y tế  có nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và địa phương tổ chức các hoạt động nâng cao chất lượng dân số và can thiệp y tế trong các chương trình, đề án được phê duyệt nhằm giảm thiểu tỷ lệ tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.

   Sở Y tế đã chỉ đạo Chi cục Dân số  và  Trung tâm Y tế cấp huyện quan tâm chỉ đạo cấp xã triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm sớm ngăn ngừa và tiến tới xóa bỏ tình trạng tảo hôn. góp phần nâng cao chất lượng dân số tại các vùng dân tộc thiểu số ở huyện Nam Đông và A Lưới.

    Một số hình ảnh hoạt động truyền thông:

   Trong thời gian qua,  Sở Y tế ( Chi cục Dân số) đã triển khai nhiều hoạt động từ tuyến tỉnh đến cơ sở nhằm tăng cường sự quan tâm lãnh chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền; sự phối hợp đồng bộ của các ngành, đoàn thể trong việc giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống. Nâng cao nhận thức và chuyển đổi hành vi cho các nhóm đối tượng như những người có uy tín trong cộng đồng, các bậc cha mẹ, những người trong độ tuổi sinh đẻ, vị thành niên, thanh niên ... tại địa bàn huyện Nam Đông và A Lưới.

   Hiện nay, có 9/9 đơn vị đã ban hành kế hoạch triển khai thực hiện hoạt động tuyên truyền giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống năm 2024. Tính đến thời điểm hiện nay, toàn tỉnh có 15 cặp tảo hôn (19 trường hợp).

   Bên cạnh những kết quả đạt được, thì việc giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trên địa bàn tỉnh vẫn còn những khó khăn, thách thức, đó là: Công tác lãnh, chỉ đạo của một số cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương quan tâm chưa sâu sát, chưa toàn diện về thực hiện chính sách DS-KHHGĐ, cũng như các chính sách, pháp luật liên quan như Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật Bình đẳng giới... vẫn còn tình trạng khoán trắng cho ngành Y tế, Tư pháp đặc biệt ở cơ sở. Sự can thiệp từ phía chính quyền địa phương đối với các trường hợp tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống còn chưa mạnh mẽ, thiếu kiên quyết. Điều kiện địa lý đặc thù, đa số là đồi núi, địa bàn rộng, dân cư sinh sống thưa thớt nên gặp nhiều khó khăn trong quá trình tuyên truyền tại cơ sở. Chưa kết hợp với việc giáo dục truyền thông, chuyển đổi hành vi với các chế tài hành chính kinh tế phù hợp với các quy định của Nhà nước; Việc đáp ứng dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản cho VTN/TN chưa được đầy đủ, kịp thời; Sự phối kết hợp giữa Phòng Dân tộc huyện và Trung tâm Y tế huyện chưa đồng bộ. Mặc dù tình trạng tảo hôn đang từng bước được khống chế nhưng tình trạng này đang có dấu hiệu tăng trở lại trong những năm gần đây do tình trạng quan hệ tình dục trong độ tuổi vị thành niên – thanh niên.

 

Đăng Tâm - CCT CCDS
Các tin khác
Xem tin theo ngày